https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/issue/feedTạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh2025-03-28T02:53:57+00:00Vũ Thị Thanh Maijournal@hcmue.edu.vnOpen Journal Systems<p><strong>TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HCMUE J. SCI.)</strong></p><p><strong> </strong></p><p>v <strong>Thông tin chung</strong></p><p><strong>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUE J. Sci.)</strong> là một Tạp chí mở, được phản biện kín hai chiều và xuất bản định kì (01 kì/ tháng).</p><p>Mục đích của <strong>HCMUE J. Sci.</strong> là góp phần vào sự phát triển và phổ biến kiến thức đa ngành về khoa học, giáo dục và các lĩnh vực khác để tăng cường đối thoại giữa các học giả, các nhà nghiên cứu và các học viên. Tạp chí rất mong nhận được các bản thảo phản ánh các kết quả nghiên cứu mới và có ý nghĩa khoa học cao. Tất cả các bản thảo của bài báo gửi đến Tạp chí phải là kết quả nghiên cứu gốc, cả về mặt thực nghiệm hay lí thuyết, chưa từng được công bố. Các bản thảo gửi đến phải tuân thủ các quy định của Tạp chí và không được đồng thời đến các tạp chí khác. Bản thảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên sẽ được thẩm định bởi các chuyên gia.</p><p>v <strong>Giới thiệu về tạp chí</strong></p><p><strong>HCMUE J. Sci.</strong> là một Tạp chí đa ngành được tài trợ bởi Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi mong muốn mang đến cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên và độc giả những thành tựu mới nhất trong các lĩnh vực khoa học cũng như tạo cho họ những điều kiện thuận lợi nhất để trao đổi học thuật. Tuân thủ các chính sách truy cập mở, các tài liệu được xuất bản có thể được sao chép và phổ biến mà không cần xin phép nhưng phải đưa ra trích dẫn đầy đủ, chính xác về nguồn gốc tài liệu. <strong>HCMUE J. Sci.</strong> công bố các kết quả nghiên cứu khoa học gốc bằng một trong bốn ngôn ngữ: tiếng Việt/ tiếng Anh/ tiếng Pháp hay tiếng Trung Quốc.</p><p>v <strong>Tuyên bố về đạo đức xuất bản</strong><strong></strong></p><strong>HCMUE J. Sci.</strong> cam kết duy trì các tài liệu nghiên cứu gốc với chất lượng cao nhất. Tất cả các bản thảo được chấp nhận để xuất bản sẽ phải chịu sự kiểm duyệt nghiêm ngặt. Bất kì bản thảo nào bị nghi ngờ là đạo văn, giả mạo và tác giả không chính xác sẽ không được xuất bản.https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4505SỰ TỒN TẠI NGHIỆM YẾU KHÔNG ÂM KHÔNG TẦM THƯỜNG CỦA MỘT LỚP HỆ PHƯƠNG TRÌNH DẠNG LOGISTIC2025-02-26T11:03:43+00:00Nguyễn Bích HuyBùi Thế Quânquanbt@hcmue.edu.vnTrong nghiên cứu này chúng tôi xét hệ phương trình có dạng logistic sau Với giả thiết về thỏa mãn điều kiện về bậc tăng (của ẩn hàm) được chỉ ra sau của các hàm phi tuyến . Chúng tôi chỉ ra sự tồn tại nghiệm yếu không âm cho hệ bằng phương pháp bậc tô pô kết hợp với lý luận về chặn dưới đơn điệu. Đây là một kết quả mở rộng cho các nghiên cứu trước đây.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4266COMPACTNESS CHARACTERIZATION OF CALDERÓN-ZYGMUND COMMUTATORS OF TYPE THETA ON GENERALIZED MORREY-LORENTZ SPACES2024-09-18T10:26:28+00:00Phạm Ngọc Xuân VyPhan Thanh PhátLê Minh ThứcDư Kim ThànhTrần Trí Dũngdungtt@hcmue.edu.vnIn this paper, we characterize the compactness of the Calderón-Zygmund commutator of type theta (see Definitions 1.3, 1.4 and 1.5 in Section 1) on generalized Morrey-Lorentz spaces (see Defintion 1.1). More precisely, we prove that if b is a vanishing BMO function, then the commutator [b, T] is a compact operator on generalized Morrey-Lorentz spaces. We also obtain a sufficient condition for a subset in generalized Morrey-Lorentz spaces to be strongly pre-compact.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/3999DẠNG TỔNG QUÁT CỦA BẤT ĐẲNG THỨC HÀM PHÂN PHỐI VÀ ỨNG DỤNG2024-06-05T10:54:52+00:00Lê Khánh Huyhuytpthcs@gmail.comBất đẳng thức hàm phân phối gần đây được đề xuất bởi các tác giả Trần & Nguyễn có thể sử dụng để khảo sát các đánh giá gradient cho nghiệm của phương trình đạo hàm riêng. Đặc biệt hơn, các tác giả đã đề xuất một số điều kiện đủ cho hai hàm đo được nhằm thu lại đánh giá so sánh giữa hai chuẩn của hai hàm trên không gian Lebesgue tổng quát. Các kết quả tiếp tục được ứng dụng trong một số lớp bài toán dạng p-Laplace. Trong bài báo này, chúng tôi mở rộng bất đẳng thức này để ứng dụng được trong nhiều lớp phương trình khác. Một cách chính xác hơn, bất đẳng thức hàm phân phối chúng tôi đề xuất có thể áp dụng được cho phương trình dạng p(x)-Laplace, được biết đến như là dạng phương trình tựa tuyến tính với số mũ biến.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4192BỐN HỢP CHẤT TỪ CÂY DỦ DẺ TRÂU UVARIA SIAMENSIS2024-12-11T11:08:18+00:00Đoàn Ngọc AnhLê Thị Phương ThảoNguyễn Hồng NgọcNguyễn Thị Ngọc DuyênVương Bồi PhongDương Thúc Huyduongthuchuy84@gmail.comUvaria siamensis được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là những nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, và Việt Nam. Đây là loài cây đặc hữu ở Việt Nam. Nghiên cứu về thành phần hóa học của cây dủ dẻ trâu Uvaria siamensis thu hái ở Thái Lan được tiến hành. Bốn hợp chất bao gồm tamgermanetin (1), trans-N-caffeoyltyramine (2), 6β-hydroxystigmast-4-en-3-one (3), and cerevesterol (4) được cô lập từ cao ethyl acetate của Uvaria siamensis. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm đồng thời so sánh với các dữ liệu phổ trong tài liệu tham khảo.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4493HAI CHỦNG VI TẢO Scenedesmus sp. MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH DỰA TRÊN TRÌNH TỰ 18S TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ2024-09-06T19:03:00+00:00Đỗ Thành Trítridt@hcmue.edu.vnLại Thị Diễm PhúcQuách Văn Toàn EmVi tảo Scenedesmus thuộc ngành Chlorophyta là một trong những loài tảo nước ngọt được phân bố rộng khắp trên thế giới. Nhiều loài vi tảo thuộc chi Scenedesmus xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong môi trường nước ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong nghiên cứu này, hai chủng vi tảo được làm thuần, Scenedesmus CG01 và CG03, đã được phân phân lập mới từ hai vị trí thu mẫu khác nhau ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Hai chủng vi tảo này có đặc điểm hình thái giống nhau và điển hình của chi Scenedesmus. Kết quả PCR, giải trình tự và định danh dựa trên trình tự DNA 18S giúp xác định 2 chủng CG01 và CG03 này là Scenedesmus sp. Trình tự DNA của 2 chủng này có một số điểm khác biệt so với trình tự DNA tương ứng của Scenedesmus sp. CCAP 217/7 và CCAP217/8 trong ngân hàng gene. Cây phát sinh loài dựa trên trình tự 18S cho thấy hai chủng CG01 và CG03 ở một nhóm tách biệt với các mẫu còn lại. Các nghiên cứu phân lập và định danh chính xác tên loài cung cấp cơ sở quan trọng trong các nghiên cứu ứng dụng vi tảo tiếp theo sau.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4616POTENTIAL USE OF SPENT TEA LEAVES (Camellia sinensis L.) IN PRIMING TREATMENT TO PROMOTE EARLY GROWTH OF SODIUM CHLORIDE-INDUCED SALT STRESS SEEDLINGS OF BLACK CHERRY TOMATOES (Solanum lycopersicum L. var. cerasiforme)2025-02-26T10:34:40+00:00Lương Thị Thu Ngânnganluong11697@gmail.comThe black cherry tomato (Solanum lycopersicum L. var. cerasiforme) is an important crop, yet it is highly vulnerable to abiotic stresses, particularly salinity, which severely impairs seed germination and seedling growth. Mitigating the effects of salt stress is therefore critical for ensuring stable tomato production. This study examined the potential of spent tea leaf (STL) extract as a seed priming agent to alleviate the detrimental effects of salinity on seed germination and seedling development. Seeds of black cherry tomato were germinated in a growth medium containing NaCl at concentrations of 0, 2.5, 5.0, and 7.0 g/L. At 7 g/L NaCl, significant reductions were observed in germination rate, root length, shoot length, and the seed vigor index. To counteract these effects, seeds were treated with STL extracts derived from black, green, and oolong teas at concentrations of 1%, 2%, and 4%. Among these treatments, seeds primed with 1% oolong STL extract exhibited the most notable improvements across all measured parameters. The oolong STL treatment at 1% resulted in the highest final germination percentage, average daily germination rate, and Timson index under 7 g/L NaCl conditions. Additionally, significant enhancements in shoot length, root length, and fresh biomass were observed in seeds treated with oolong STL compared to those subjected to saline conditions without priming.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4277ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH HÀM LỰC BỨC XẠ HẠT NHÂN DỰA TRÊN TIẾT DIỆN BẮT NEUTRON THỰC NGHIỆM CỦA PHẢN ỨNG 55Mn(n,γ)56Mn2024-09-12T18:03:35+00:00Nguyễn Ngọc Anhanh.nguyenngoc1@phenikaa-uni.edu.vnLê Tấn Phúcletanphuc2@duytan.edu.vnMô tả hàm lực bức xạ hạt nhân (RSF) ở năng lượng dưới năng lượng tách hạt neutron (Bn) là việc cần thiết để cung cấp đầu vào đáng tin cậy trong các tính toán phản ứng hạt nhân và thiên văn học hạt nhân. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tám mô hình RSF, bao gồm cả các mô hình hiện tượng luận và mô hình vi mô, bằng cách sử dụng chúng như đầu vào để tính toán tiết diện bắt neutron của phản ứng 55Mn(n,γ)56Mn. Kết quả tính toán sau đó được so sánh với dữ liệu thực nghiệm. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng các mô hình RSF vi mô được xây dựng trên lí thuyết trường trung bình Hartree-Fock mô tả tốt tiết diện phản ứng, đặc biệt là đối với mô hình Hartree-Fock-Bogoliubov phụ thuộc vào nhiệt độ (T-dependent HFB). Việc lựa chọn các mô hình RSF phù hợp như vậy đảm bảo đầu vào đáng tin cậy cho các tính toán liên quan đến các phản ứng hạt nhân và thiên văn học.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/3967SIMULATION AND COMPARISON OF X-RAY SPECTRA IN DIAGNOSTIC RADIOGRAPHY BY IPEM 78, SPEKPY, XPECGEN, SPEKTR 3.0, AND EGSNRC MONTE CARLO2023-11-13T14:08:34+00:00Bùi Ngọc Huyhuyngoc192@yandex.ruPhạm Văn Dũngphamdungatbxx@gmail.comThis study presents the simulation results of the X-ray spectra of the general diagnostic radiography unit by using five computer codes. The general diagnostic machine was assessed by quality assurance testing. The half-value layer (HVL), mean energy (Emean), and Air kerma per mAs (Kair/mAs) have been measured and compared with those obtained from five computer codes. The heel effect and target material composition were investigated. The IPEM report No.78 was used as a reference to compare with other computer codes. The HVL, Emean, Kair/mAs, and spectra were caused by five computer codes and the measurements showed that all have good agreement with the IPEM report No.78 and IEC 60601-1-3. The percentage differences (Diff, %) for HVL comparison vary between 1,16 to 3,71% for 70kVp, 0,64 to 3,61% for 80kVp, 0,11 to 3,13% for 90kVp. The Diff, % in Emean comparison vary between 0,24 to 8,95% for 70kVp, 0,07 to 6,29% for 80kVp, 0,08 to 7,0% for 90kVp. The Diff, % in Kair/mAs comparison vary between 2,60 to 8,12% for 70kVp, 1,70 to 7,90% for 80kVp, 2,40 to 7,84% for 90kVp. For the anode heel effect, Kair/mAs is higher towards the cathode side and lower towards the anode side, and the difference is lower when aluminium filters are added. The X-ray spectrum obtained by SpekPy is in the best agreement with IPEM report No.78 while Xpecgen, Spektr 3.0, EGSnrc MC show a significantly lower K-peaks intensity for 80 and 90kVp. The comparative assessment showed that the HVL, Emean and Kair/mAs were well-matched between the five codes and physical measurements.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4604AN APPLICATION OF EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS MODEL IN EVALUATING FACTORS AFFECTING DESTINATION COMPETITIVENESS IN HOI AN CITY, QUANG NAM PROVINCE2025-01-08T15:09:41+00:00Nguyễn Phú Thắngnpthang@ued.udn.vnABSTRACT Improving competitiveness is a long-term development strategy for tourist destinations, and assessing factors affecting tourism competitiveness is significantly relevant. This study evaluates the factors influencing the competitiveness of tourist destinations in Hoi An City, Quang Nam Province, which is known for its rich and attractive tourism resources. The study employs the Exploratory Factor Analysis (EFA) model, analyzing seven groups of factors and 64 associated criteria: (1) Core resources and attractions, (2) Tourism services, (3) Tourism infrastructure, (4) Supporting and conditioning factors, (5) Policies, planning, and tourism development, (6) Destination management, and (7) Demand factors. Through surveys and interviews with 320 visitors to Hoi An, the findings highlight varying impacts among the groups, with the highest Factor Loading at 0.788. The study offers policy recommendations for authorities, managers, and communities to enhance tourism competitiveness. . Keywords: EFA, destination competitiveness, Hoi An City, Quang Nam Province . ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT Nâng cao năng lực cạnh tranh là chiến lược phát triển lâu dài tại điểm đến du lịch, và việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh du lịch vì thế có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Dựa trên điều này, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam – nơi có nhiều giá trị tài nguyên hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) được vận dụng với 7 nhóm nhân tố và 64 tiêu chí thành phần bao gồm (1) Nguồn lực cốt lõi và điểm hấp dẫn chính, (2) Dịch vụ du lịch, (3) Hạ tầng du lịch, (4) Các yếu tố hỗ trợ và điều kiện, (5) Chính sách, quy hoạch và phát triển du lịch, (6) Quản lí điểm đến, và (7) Các nhân tố cầu. Thông qua việc khảo sát và phỏng vấn đối với 320 du khách tham quan Hội An, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động khác biệt trong các nhóm nhân tố, trong đó, nhân tố có chỉ số Factor Loading lớn nhất là 0.788. Các kết quả này đặt ra những gợi ý chính sách cho các chính quyền, nhà quản lí và cộng đồng trong việc quan tâm đến nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. . Từ khóa: EFA, điểm đến, năng lực cạnh tranh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam..Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4457TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ HỌC TẬP DI ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC TOÁN HỌC: GÓC NHÌN TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 20242024-10-16T15:18:12+00:00Đỗ Phúc Nhĩ Khangkhangdpn.toan033@pg.hcmue.edu.vnTăng Minh Dũngdungtm@hcmue.edu.vnSự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ di động trong hai thập kỉ qua đã ảnh hưởng đáng kế đến giáo dục. Cùng với sự tiến bộ đó, một hình thức học tập mới ra đời, được gọi là “học tập di động” (mobile learning hay m-learning). Qua các năm, số lượng nghiên cứu về học tập di động trong Giáo dục Toán học tăng đáng kể. Nghiên cứu này là một tổng quan hệ thống của 43 bài báo quốc tế và 5 công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến học tập di động trong Giáo dục Toán học giai đoạn 2008-2024. Nghiên cứu nhằm mục đích trả lời các câu hỏi về mục đích, phương pháp, kết quả, ứng dụng, trang web, kiến thức toán học, địa điểm học tập, thiết bị di động được sử dụng trong các nghiên cứu về học tập di động trong Giáo dục Toán học. Nghiên cứu trình bày những phát hiện dựa trên việc trả lời câu hỏi nghiên cứu, đặc biệt nó chỉ ra các khoảng trống trong các nghiên cứu hiện có về chủ đề này trong bối cảnh quốc tế và Việt Nam. Đánh giá này cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu quan tâm đến việc tích hợp học tập di động vào giáo dục toán học và xác định các hướng quan trọng để tiếp nối nghiên cứu trong tương lai.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minhhttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4726PROMOTING TEACHERS' USE OF CHATGPT: THE CASE OF CREATING REAL-WORLD PROBLEMS IN 10TH-GRADE ALGEBRA TEACHING2025-03-03T15:49:26+00:00Lê Thái Bảo Thiên Trungtrungltbt@hcmue.edu.vnNguyễn Minh ĐạtTăng Minh DũngTrịnh Văn ThanhNguyễn Minh NhựtThe application of AI, particularly ChatGPT, is being extensively researched to support personalized learning and enhance interaction in education. Current trends focus on using AI for content creation, query assistance, and fostering creative learning. Our study aims to encourage teachers to use ChatGPT to generate real-world problems. Focusing on the 10th-grade algebra curriculum, we guided teachers through training ChatGPT using prompts and real-world problems from a 10th-grade algebra textbook. Teachers then used these prompts to create and improve real-world problems with solutions tailored to specific topics within the curriculum. Discussions on ChatGPT's effectiveness in each topic aimed to help teachers optimize its use for creating real-world problems. Results from 33 math teachers over five weeks showed statistically significant increases in factors influencing technology acceptance and ChatGPT adoption according to the Technology Acceptance Model. Despite sample limitations, teachers generally agreed with ChatGPT-generated problems and initial proficiency in training the chatbot for educational purposes. They also showed intentions to use ChatGPT in the future.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4629TEACHER EDUCATORS’ PROFESSIONAL LEARNING AND DEVELOPEMNT: LITERATURE REVIEW2025-01-08T16:17:51+00:00Le Thi Thu Lieulieultt@hcmue.edu.vnThis systematic review investigates the nature and ways of teacher educators' professional learning and development. By analyzing 26 research articles, we identified three primary contents of learning: knowledge base, pedagogy of teacher education, and research. Additionally, we found that teacher educators engage in a diverse range of learning activities, including action research, collaboration with colleagues; community of practice; courses and workshops; and mentoring and coaching. This study contributes to a deeper understanding of teacher educators' professional learning and can inform strategies to support their ongoing development.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4562ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÁ NHÂN HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN2025-03-26T03:56:17+00:00Nguyễn Võ Anhanhnv@hcmue.edu.vnNguyễn Chí Hảihainc1710@gmail.comGiáo dục đại học đang phải đối mặt với thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên. Cá nhân hóa học tập (Personalized Learning), là việc điều chỉnh nội dung, tiến độ và phương pháp dạy học theo nhu cầu của mỗi sinh viên, nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra những cơ hội to lớn cho việc cá nhân hóa học tập ở quy mô lớn và hiệu quả. Bài báo này phân tích vai trò của AI trong việc cá nhân hóa học tập của sinh viên, từ khái niệm đến các ứng dụng cụ thể. Nghiên cứu cho thấy AI có thể hỗ trợ cải thiện kết quả học tập, thúc đẩy động lực và tăng cường sự tham gia của sinh viên. Tuy nhiên, hiệu quả của AI phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng dữ liệu, thiết kế hệ thống AI, năng lực của giảng viên và sự tham gia tích cực của sinh viên. Bài báo cũng phân tích các thách thức và rào cản trong việc ứng dụng AI, đồng thời đề xuất các giải pháp để ứng dụng AI cá nhân hóa học tập hiệu quả.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4180Tác động của môi trường giáo dục thân thiện đến mức độ gắn kết của học sinh ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh2024-07-09T10:35:31+00:00Nguyễn Thị Vân Anhvananhnguyenthi828@gmail.comVõ Ngọc Thiên Kimthienkim19102003@gmail.comNguyễn Hà Anh Lânlannguyenha2000@gmail.comPhạm Thị Hươnghuongpt@hcmue.edu.vnMôi trường thân thiện được xem là một trong những yếu tố tác động đến mức độ gắn kết của học sinh. Bài báo trình bày các tác động của môi trường giáo dục thân thiện đến mức độ gắn kết của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để tìm hiểu tác động, nghiên cứu đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng tương quan, kiểm định các thang đo môi trường thân thiện, mức độ gắn kết và tương quan cũng như mô hình hồi quy tuyến tính. Có 599 học sinh và 142 giáo viên tại bảy trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia trả lời phiếu hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ gắn kết của học sinh chịu tác động bởi các yếu tố: (1) sự hòa đồng của học sinh; (2) sự hỗ trợ của giáo viên; (3) sự chú trọng học tập và công bằng của nhà trường. Từ cơ sở kết quả khảo sát, Ban giám hiệu các trường trung học cơ sở cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng mối quan hệ bạn bè của học sinh, tăng cường các biện pháp giáo dục tư tưởng cho giáo viên trong việc hỗ trợ học sinh và luôn thể hiện thái độ cư xử bình đẳng trong nhà trường.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4689RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHĂM SÓC ĐÁP ỨNG VỚI TRẺ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON2025-02-17T08:29:30+00:00Bùi Thị Xuân Lụabtxlua@sgu.edu.vnBài viết này nhằm mục đích hệ thống hóa và xác định lý luận về rèn luyện kỹ năng chăm sóc đáp ứng với trẻ của sinh viên đại học ngành giáo dục mầm non để từ đó làm cơ sở khoa học xác định các chỉ báo xây dựng bộ công cụ đánh giá thực trạng kỹ năng này cho sinh viên cũng như đề xuất quy trình nâng cao hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ rèn luyện này cho sinh viên ngành giáo dục mầm non.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4773MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TIẾP CẬN GIÁO DỤC STEAM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON2025-03-05T00:58:57+00:00Nguyễn Đắc Thanhthanhnd@hcmue.edu.vnSinh viên ngành giáo dục mầm non sẽ là những giáo viên mầm non trong tương lai và sự thành công của các phương pháp mới như STEAM phụ thuộc phần lớn vào việc họ tiếp cận, chấp nhận và áp dụng những phương pháp này trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Để ứng dụng STEAM vào giáo dục mầm non một cách hiệu quả đòi hỏi giáo viên mầm non là những người trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục mầm non cần có kiến thức, kĩ năng và sự tự tin trong tiếp cận giáo dục STEAM. Những yếu tố này không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của giáo viên, vào quá trình tập huấn, bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho giáo viên mầm non mà còn đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng liên quan đến giáo dục STEAM ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Bài viết phân tích thực trạng mức độ tiếp cận giáo dục STEAM của sinh viên ngành giáo dục mầm non và đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ tiếp cận giáo dục STEAM cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minhhttps://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/4813TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH THEO NHIỆM VỤ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI VIỆT NAM2025-03-20T04:07:17+00:00Bùi Trần Bảo Ngọcbuibaongoc219@gmail.comViệc học ngoại ngữ ở trẻ em ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. Những nỗ lực gần đây trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy giao tiếp là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự quan tâm đến việc cải thiện chất lượng giáo dục ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc dạy học theo phương pháp Giao tiếp (Communicative Language Teaching - CLT) chủ yếu nhấn mạnh vào khả năng biểu đạt ngôn ngữ chủ động, đặc biệt là kỹ năng nói. Điều này có thể đặt ra những thách thức nhất định đối với những học sinh nhỏ tuổi, vốn có vốn ngoại ngữ hạn chế và ít cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh. Các em có thể gặp trở ngại tham gia các hoạt động giao tiếp, dẫn đến cảm giác chán nản và mất hứng thú trong học tập. Nhằm khắc phục những hạn chế vốn có của phương pháp CLT, phương pháp Dạy học theo Nhiệm vụ (TBLT) đã ra đời, đánh dấu một bước tiến mới trong phương pháp giảng dạy giao tiếp. TBLT mang đến một cách tiếp cận có hệ thống hơn, giúp học sinh tiếp thu ngoại ngữ thông qua các nhiệm vụ thực tiễn, có ý nghĩa và được thiết kế chặt chẽ. Nghiên cứu này khám phá tiềm năng ứng dụng TBLT trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em tại Việt Nam, tập trung vào cơ sở lý thuyết và các chiến lược sư phạm. Đặc biệt, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của các nhiệm vụ dựa trên đầu vào (input-based tasks) và việc lặp lại nhiệm vụ (task repetition) như những giải pháp quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả của TBLT ở bậc tiểu học. Bằng cách kết nối lý thuyết với thực tiễn, nghiên cứu này đóng góp vào những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ cho trẻ tại Việt Nam.Copyright (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh