XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI CÁC HỢP CHẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NEONICOTINOID TRONG ĐẤT TRỒNG TRÀ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG SIÊU HIỆU NĂNG GHÉP NỐI ĐẦU DÒ KHỐI PHỔ HAI LẦN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chất lượng của trà bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan đến phương thức canh tác trồng trọt, bao gồm các đặc tính của đất cũng như việc sử dụng những hợp chất hoá học, đặc biệt là hợp chất thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm hợp chất neonicotinoid (NEO) được xem là một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp và có khả năng tích lũy trong đất. Trong nghiên cứu này, phương pháp xác định các hợp chất NEO trong đất trồng trà được khảo sát và thẩm định sử dụng QuEChERS và UPLC-MS/MS lần lượt là phương pháp xử lí mẫu và phương pháp đo. Cột sắc kí lỏng Acquity UPLC BEH C18 (130 Å, 1.7 µm, 2.1 x 100 mm) (Waters) được sử dụng để tách các hợp chất trên hệ máy UHPLC (UltiMate 3000) ghép nối với đầu dò khối phổ hai lần (TSQ Endura) của hãng Thermo Fisher Scientific. Phương pháp cho độ tuyến tính phù hợp (R2 > 0.995), độ lặp lại và độ tái lặp tốt (%RSD dao động trong khoảng 0.87-9.6%), hiệu suất thu hồi cao (81-102% đối với hầu hết các mẫu thêm chuẩn). Phương pháp đã thẩm định được áp dụng vào mẫu đất được thu thập từ các vùng trà ở miền Bắc (nơi trồng cây trà cổ thụ) và miền Nam (canh tác theo phương thức hữu cơ và VietGAP). Kết quả cho thấy các mẫu đất ở miền Bắc không phát hiện các hợp chất neonicotinoid và hợp chất imidacloprid có hàm lượng cao nhất (81.0 ) được ghi nhận trong mẫu đất ở miền Nam.
Từ khóa
các hợp chất neonicotinoid, đất trồng trà, QuEChERS, UPLC-MS/MS
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
CODEX, CXG 90-2017 (2017). Guidelines on performance criteria for methods of analysis for the determination of pesticide residues in food and feed.
del Mar Gómez-Ramos, M., Rajski, Ł., Lozano, A., & Fernández-Alba, A. R. (2016). The evaluation of matrix effects in pesticide multi-residue methods via matrix fingerprinting using liquid chromatography electrospray high-resolution mass spectrometry. RSC Publishing, 8(23), 4664-4673.
EN 15662:2018 (2018). Multimethod for the determination of pesticide residues using GC- and LC-based analysis following acetonitrile.
Han, Q., Mihara, S., Hashimoto, K., & Fujino, T. (2014). Optimization of Tea Sample Preparation Methods for ICP-MS and Application to Verification of Chinese Tea Authenticity. Food Science and Technology Research, 20(6), 1109-1119. doi: 10.3136/fstr.20.1109
Jeschke, P., Nauen, R., Schindler, M., & Elbert, A. (2011). Overview of the status and global strategy for neonicotinoids. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 59(7), 2897-2908.
Michel, M., & Pszczolinska, K. (2016). The QuEChERS Approach for the Determination of Pesticide Residues in Soil Samples: An Overview. J AOAC Int. doi: 10.7540/jaoacint.16-0274.
Niaz, A., A Sial, R., Yaseen, M., A Mand, G., H Javed, M., Ahmad, E., . . .& Rahim, M. (2016). Determination of imidacloprid residues in rice from various districts of punjab using high performance liquid chromatography, 26, 170-176.
Obana, H., Okihashi, M., Akutsu, K., Kitagawa, Y., & Hori, S. (2003). Determination of neonicotinoid pesticide residues in vegetables and fruits with solid phase extraction and liquid chromatography mass spectrometry. J Agric Food Chem, 51(9), 2501-2505. doi: 10.1021/jf0261102
SANTE/11813/2017 (2017). Guidance document on analytical quality control and method validation procedures for pesticide residues and analysis in food and feed.
Schaafsma, A., Limay-Rios, V., Baute, T., Smith, J., & Xue, Y. (2015). Neonicotinoid insecticide residues in surface water and soil associated with commercial maize (corn) fields in southwestern Ontario. PLoS ONE, 10(2), e0118139. doi: 10.1371/journal.pone.0118139
Sirtori, C., Aguera, A., Carra, I., & Sanchez Perez, J. A. (2014). Application of liquid chromatography quadrupole time-of-flight mass spectrometry to the identification of acetamiprid transformation products generated under oxidative processes in different water matrices. Anal Bioanal Chem, 406(11), 2549-2558. doi: 10.1007/s00216-014-7678-y
Suganthi, A., Nikita, S. A., Kousika, J., Bhuvaneswari, K., & Sridharan, S. (2018). Determination of thiamethoxam residues in banana stem and fruit through LC-MS/MS. Environ Monit Assess, 190(5), 293. doi: 10.1007/s10661-018-6655-x
TCVN 5297: 1995 (1995). Soil quality - Sampling - General requirements.
Uclés, S., Lozano, A., Sosa, A., Vázquez, P. P., Valverde, A., & Fernández-Alba, A. (2017). Matrix interference evaluation employing GC and LC coupled to triple quadrupole tandem mass spectrometry. Talanta, 174, 72-81.
Wood, T. J., & Goulson, D. (2017). The environmental risks of neonicotinoid pesticides: a review of the evidence post 2013. Environmental Science and Pollution Research International, 24(21), 17285-17325. doi: 10.1007/s11356-017-9240-x