THÍCH NGHI THANG ĐO CHIẾN LƯỢC TẠO HẠNH PHÚC CHO TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm thích nghi “Thang đo chiến lược tạo hạnh phúc cho trẻ của giáo viên mầm non” của Bakkaloğlu và cộng sự (2019) vào bối cảnh Việt Nam, cung cấp công cụ đo lường đảm đảo bảo tính hiệu lực và độ tin cậy. Thang đo gốc gồm 12 mục, chia thành ba nhân tố: xây dựng quan hệ tích cực, đáp ứng nhu cầu của trẻ và tham gia trò chơi với trẻ. Nghiên cứu được thực hiện trên 408 giáo viên mầm non ở Hà Nam, Đà Nẵng và Long An. Qua phân tích nhân tố khẳng định (CFA), nghiên cứu so sánh mô hình ba nhân tố (cấu trúc gốc) với mô hình hai nhân tố đề xuất, tích hợp nhân tố “đáp ứng nhu cầu của trẻ” vào nhân tố “xây dựng quan hệ tích cực với trẻ”. Kết quả cho thấy cả hai mô hình đều phù hợp. Tuy nhiên, mô hình hai nhân tố vẫn chứng minh tính hiệu lực và độ tin cậy cao, với hệ số Cronbach’s Alpha trên 0,89. Kết quả này khẳng định tính khả thi của thang đo thích nghi trong việc đánh giá chiến lược tạo hạnh phúc cho trẻ của giáo viên mầm non tại Việt Nam, góp phần giải quyết khoảng trống trong nghiên cứu giáo dục mầm non.
Từ khóa
hạnh phúc, giáo viên mầm non, chiến lược, thích nghi thang đo, trẻ mầm non
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Cronbach, L. J. (1951). Coefficient alpha and the internal structure of tests. Psychometrika, 16, 297-334. https://doi.org/10.1007/BF02310555
Eryılmaz, A., & Altınsoy, F. (2016). Relationships between motivation to study lesson and classroom engagement. International Journal of Educational Researchers, 7(2), 56-68.
Field, A. (2013). Discovering statistics using IBM SPSS statistics (4th ed.). Sage Publications.
Fabozzi, F., Focardi, S., Rachev, S., & Arshanapalli, B. (2014). The basics of financial econometrics: tools, concepts, and asset management applications (1st edition). John Wiley & Sons.
Hughes, J. N., Cavell, T. A., & Willson, V. (2001). Further support for the developmental significance of the quality of the teacher–student relationship. Journal of School Psychology, 39(4), 289-301. https://doi.org/10.1016/S0022-4405(01)00074-7
Kim-Prieto, C., Diener, E., Tamir, M., Scollon, Christie N., & Diener, M. (2005). Integrating the diverse definitions of happiness: A time-sequential framework of subjective well-Being. Journal of Happiness Studies, 6(3), 261-300. http://ink.library.smu.edu.sg/soss_research/922
Kline, R. B. (2005). Principles and practice of structural equation modeling (2nd ed.). Guilford Press.
Longman (nd.). [strategy]. https://www.ldoceonline.com/dictionary/strategy
Pedhazur, E. J., & Schmelkin, L. P. (1991). Measurement, design, and analysis: An integrated approach. Lawrence Erlbaum Associates.
Sapsağlam, Ö., Bakkaloğlu, A. B., & Eryılmaz, A. (2019). The scale of happiness strategies for children used by preschool teachers. Journal of Computer and Education Research, 7(13), 171-182. https://doi.org/10.18009/jcer.535593
Sousa, V. D., & Rojjanasrirat, W. (2011). Translation, adaptation and validation of instruments or scales for use in cross-cultural health care research: A clear and user-friendly guideline. Journal of Evaluation in Clinical Practice, 17(2), 268-274. https://doi.org/10.1111/j.1365-2753.2010.01434.x