TIỀM NĂNG SỬ DỤNG BÃ TRÀ (Camellia sinensis L.) ĐỂ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG CÀ CHUA BI (Solanum lycopersicum L. var. cerasiforme) TRONG ĐIỀU KIỆN STRESS BỞI SODIUM CHLORIDE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Stress mặn là nhân tố stress phi sinh học cản trở nghiêm trọng sự nảy mầm và phát triển của cây Cà chua (Solanum lycopersicum L. var cersiforme). Chiết xuất từ bã trà (STL) chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như polyphenol, alkaloid, amino acid thiết yếu, acid béo và các khoáng chất có tác dụng tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của chiết xuất từ bã trà (STL) lên khả năng nảy mầm và sinh trưởng của hạt thông qua phương pháp ngâm hạt giống. Hạt cà chua bi đen được gieo trên giấy thấm có bổ sung dung dịch NaCl ở các nồng độ lần lượt là 0, 2,5, 5,0 và 7,0 g/L. Kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm, chiều dài thân và chỉ số sức sống hạt giảm đáng kể ở NaCl 7 g/L. Sau đó, hạt giống được xử lí bằng cách ngâm hạt trong chiết xuất STL có nguồn gốc từ trà đen, trà xanh và trà ô long ở nồng độ 1%, 2% và 4% để đánh giá khả năng khả năng nảy mầm và sinh trưởng trong điều kiện NaCl 7 g/L. Đặc biệt, hạt giống được xử lí bằng STL ô long ở mức 1% cho thấy sự cải thiện đáng kể nhất trên tất cả các thông số. Trong nghiệm thức xử lí hạt với STL ô long 1%, tỷ lệ nảy mầm và chỉ số Timson của các hạt đạt mức cao nhất. Đồng thời, chiều dài chồi, chiều dài rễ mầm và sinh khối tươi được cải thiện đáng kể so với các hạt giống đối chứng ở điều kiện bị stress mặn.
Từ khóa
sinh trưởng, stress muối, ngâm hạt, bã trà, cà chua
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Ahmed, M., Zoltán Tóth, & Kincső Decsi. (2024). The impact of salinity on crop yields and the confrontational behavior of transcriptional regulators, nanoparticles, and antioxidant defensive mechanisms under stressful conditions: A review. International Journal of Molecular Sciences, 25(5), 2654-2654.
Al-Ashkar, I., Alderfasi, A., Ben Romdhane, W., Seleiman, M. F., El-Said, R. A., & Al-Doss, A. (2020). Morphological and genetic diversity within salt tolerance detection in eighteen wheat genotypes. Plants, 9(3), Article 287.
Anuradha Varier, Vari, A. K., & Dadlani, M. (2010). The subcellular basis of seed priming. Current Science, 99(4), 450-456.
Baek, M. W., Lee, J. H., Yeo, C. E., Tae, S. H., Chang, S. M., Choi, H. R., Park, D. S., Tilahun, S., & Jeong, C. S. (2024). Antioxidant profile, amino acids composition, and physicochemical characteristics of cherry tomatoes are associated with their color. Antioxidants, 13(7), Article 785.
Debnath, B., Haldar, D., & Purkait, M. K. (2021). Potential and sustainable utilization of tea waste: A review on present status and future trends. Journal of Environmental Chemical Engineering, 9(5), Article 106179. https://doi.org/10.1016/j.jece.2021.106179
Gammoudi, N., Nagaz, K., & Ferchichi, A. (2020). Potential Use of Spent Coffee Grounds and Spent Tea Leaves Extracts in Priming Treatment to Promote In Vitro Early Growth of Salt-and Drought-Stressed Seedlings of Capsicum annuum L. Waste and Biomass Valorization, 9, 3341-3353.
Gammoudi, N., Nagaz, K., & Ferchichi, A. (2021). Hydrotime analysis to explore the effect of H2O2−priming in the relationship between water potential (Ψ) and germination rate of Capsicum annuum L. seed under NaCl− and PEG−induced stress. Plant Physiology and Biochemistry, 167, 990-998.
Huang, W.Y., Lin, Y.R., Ho, R.F., Liu, H.Y., & Lin, Y.S. (2013). Effects of water solutions on extracting green tea leaves. The Scientific World Journal, 2013(5), Article 368350.
Kumar, S., Li, G., Yang, J., Huang, X., Ji, Q., Liu, Z., Ke, W., & Hou, H. (2021). Effect of salt stress on growth, physiological parameters, and ionic concentration of water dropwort (Oenanthe Javanica) cultivars. Frontiers in Plant Science, 12, Article 660409.
Mavi, K., Atak, M., & Atış, İ. (2013). Effect of organic priming on seedling emergence of pepper under salt stress. Soil-Water Journal, 2(2), 401-408.
Manonmani, V., Junaithal, M. A., & M. Jayanthi. (2014). Halo Priming of Seeds. Research Journal of Seed Science, 7(1), 1-13. https://doi.org/10.3923/rjss.2014.1.13
Nair, K. P. (2020). Tea (Camellia sinensis L.) (pp. 333-362). Springer EBooks.
Nasrin, S., & Mannan, M. A. (2019). Impact of salinity on seed germination and seedling growth of tomato. Journal of Bioscience and Agriculture Research, 21(1), 1737-1748.
Ramdani, D., Chaudhry, A. S., & Seal, C. J. (2013). Chemical Composition, Plant Secondary Metabolites, and Minerals of Green and Black Teas and the Effect of Different Tea-to-Water Ratios during Their Extraction on the Composition of Their Spent Leaves as Potential Additives for Ruminants. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 61(20), 4961-4967.
Roșca, M., Mihalache, G., & Stoleru, V. (2023). Tomato responses to salinity stress: From morphological traits to genetic changes. Frontiers in Plant Science, 14, Article 1118383. https://doi.org/10.3389/fpls.2023.1118383
Rofekuggaman, Md., Kubra, K., & Mahmood, S. (2020). Effect of Different Salt Concentrations (NaCl) on Seed Germination and Seedling Growth of Tomato cv. BINA Tomato-10. Asian Plant Research Journal, 5(3), 38-44.
Rutkowski, M., Krzemińska-Fiedorowicz, L., Khachatryan, G., Bulski, K., Kołton, A., & Khachatryan, K. (2022). Biodegradable silver nanoparticles gel and its impact on tomato seed germination rate in in vitro cultures. Applied Sciences, 12(5), Article 2722.
Singh, J., Sastry, E. V. D., & Singh, V. (2011). Effect of salinity on tomato (Lycopersicon esculentum Mill.) during seed germination stage. Physiology and Molecular Biology of Plants, 18(1), 45-50.
Tanou, G., Fotopoulos, V., & Molassiotis, A. (2012). Priming against environmental challenges and proteomics in plants: Update and agricultural perspectives. Frontiers in Plant Science, 3.
Wang, W., He, A., Peng, S., Huang, J., Cui, K., & Nie, L. (2018). The effect of storage condition and duration on the deterioration of primed rice seeds. Frontiers in Plant Science, 9, Article 172. https://www.google.com/search?q=https://doi.org/10.3389/fpls.2018.00172
Yang, Z., Li, W., Li, D., & Chan, A. S. C. (2023). Evaluation of nutritional compositions, bioactive components, and antioxidant activity of three cherry tomato varieties. Agronomy, 13(3), Article 637.
Zuo, H., Chen, J., Lv, Z., Shao, C., Chen, Z., Zhou, Y., & Shen, C. (2024). Tea-derived polyphenols enhance drought resistance of tea plants (Camellia Sinensis) by alleviating jasmonate-isoleucine pathway and flavonoid metabolism flow. International Journal of Molecular Sciences, 25(7), Article 3817.