ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỌC SÂU NHẬN DẠNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giáo viên dựa vào biểu hiện của người học sẽ biết được các hoạt động trong tiết dạy là thu hút hay nhàm chán, qua đó có những điều chỉnh phù hợp để chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn. Trong giảng dạy trực tuyến, giáo viên và người học tương tác qua màn hình máy tính. Do đó, để đánh giá mức độ hài lòng của người học thì chủ yếu dựa vào cảm xúc trên khuôn mặt. Ngày nay, nhờ vào học sâu (deep learning), việc nhận dạng cảm xúc trên khuôn mặt người đã có những kết quả khả quan và giữ một vị trí quan trọng trong lĩnh vực thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu đề xuất một mô hình học sâu phát hiện các cảm xúc khuôn mặt để từ đó hỗ trợ nhận dạng mức độ hứng thú của người học. Việc huấn luyện dựa trên bộ dữ liệu thu thập riêng là “HSTVK-EMO”.
Từ khóa
phương pháp học sâu, phát hiện cảm xúc, mức độ hứng thú, giảng dạy trực tuyến
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Dandıl, E., & Özdemir, R. (2019). Real-time Facial Emotion Classification Using Deep Learning. Data Science and Applications, 2(1).
Ekman, P. (1971). Universals and cultural differences in facial expressions of emotion. In Nebraska symposium on motivation. University of Nebraska Press.
Majeed, M. A., & Srayyih, M. N. (2018). Using neural network for recognition handwritten indian numbers. Misan Journal of Academic Studies, 17(33-2).
Park, B. J., Jang, E. H., Kim, S. H., Huh, C., & Sohn, J. H. (2012, April). Seven emotion recognition by means of particle swarm optimization on physiological signals: Seven emotion recognition. In Proceedings of 2012 9th IEEE International Conference on Networking, Sensing and Control (pp. 277-282). IEEE.
Sfetcu, N. (2020), Models of Emotion, A partial translation of: Sfetcu, Nicolae, "Emoțiile și inteligența emoțională în organizații". MultiMedia Publishing (ISBN 978-606-033-328-9).
Tran, S. H., & Le, H. T., & Nguyen, T. T. (2018). Phan lop anh dua tren to hop da dac trung [Image Classification Based On Multiple Feature Combination]. Ho Chi Minh City University Of Education Journal Of Science, 15(12), 67-81.
Rinn, W. E. (1984). The neuropsychology of facial expression: a review of the neurological and psychological mechanisms for producing facial expressions. Psychological bulletin, 95(1), 52.