ĐA DẠNG VÀ ĐẶC TRƯNG PHÂN BỐ CÁC NHÓM DINH DƯỠNG QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG SỐNG TỰ DO Ở CÁC HỆ SINH THÁI ĐIỂN HÌNH Ở CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngô Xuân Quảng 1, Phạm Cử Thiện , Trần Thị Đào
1 Viện Sinh học nhiệt đới, VAST ĐC: Số 85. Trần Quốc Toản, Quận 3, T. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong mạng lưới thức ăn hệ sinh thái đất và hệ sinh thái thuỷ vực, tuyến trùng giúp phân giải các chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho các nhóm sinh vật đáy. Đồng thời tuyến trùng ăn vi khuẩn, tảo, động vật đơn bào và cả tuyến trùng vì vậy tuyến trùng đóng vai trò là mắt xích trung gian chuyển hoá vật chất và năng lượng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã tuyến trùng sống tự do ở 5 hệ sinh thái điển hình ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu nhằm hiểu rõ về đa dạng và đặc trưng phân bố của các nhóm dinh dưỡng trong quần xã tuyến trùng sống tự do trong mùa khô. Các nhóm dinh dưỡng tuyến trùng được phân chia theo hệ thống dinh dưỡng của Wieser (1953) dựa trên đặc điểm hình thái và cấu trúc khoang miệng. Kết quả ghi nhận trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và đô thị nhóm 1A chiếm ưu thế, khu vực kênh rạch nhóm 1A và 2B chiếm tỉ lệ cao hơn các nhóm khác. Trong khi đó, tại hệ sinh thái ao thuỷ sản tỉ lệ các nhóm dinh dưỡng không khác biệt nhiều. Đặc biệt ở khu vực ruộng muối nhóm 2A chiếm ưu thế vượt trội và tại nơi đây không xuất hiện nhóm 1B. Sự khác biệt về đặc trưng phân bố các nhóm dinh dưỡng được quyết định chủ yếu do nguồn thức ăn ở môi trường nền đáy. Cần có thêm nghiên cứu vào mùa mưa để xem xét sự biến động các nhóm dinh dưỡng theo mùa.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Ngô Xuân Quảng, Viện Sinh học nhiệt đới, VAST ĐC: Số 85. Trần Quốc Toản, Quận 3, T. Hồ Chí Minh

PGS.TS.NCVCC

Tài liệu tham khảo

Alongi, D. M. (1987). The influence of mangrove-derived tannins on intertidal meiobenthos in tropical estuaries. Oecologia, 71(4), 537–540. https://doi.org/10.1007/BF00379293
Bezerra và cs. (2024). Nemys: World Database of Nematodes. Accessed at https://nemys.ugent.be on yyyy-mm-dd [Dataset]. VLIZ. https://doi.org/10.14284/366
Cổng thông tin điện tử Huyện Cần Giờ. (2024). Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ—Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ. https://cangio.hochiminhcity.gov.vn/-/vi-tri-dia-ly-va-dieu-kien-tu-nhien-huyen-Can-Gio
Hoang, L. P. (2007). Meiobenthos with special reference to free-living marine nematodes as bioindicators for different mangrove types in Can Gio Biosphere Reserve, Vietnam. Vietnam (Doctoral Dissertation, University of Bremen). https://citeseerx.ist.psu.edu/document?repid=rep1&type=pdf&doi=ac2cd59c3e79b25d7c40cb97850602ea936c80bd
Moens, T., Braeckman, U., Derycke, S., Fonseca, G., Gallucci, F., Gingold, R., Guilini, K., Ingels, J., Leduc, D., & Vanaverbeke, J. (2013). Ecology of free-living marine nematodes. Nematoda, 2, pp.109–152.
Netto, S. A., & Gallucci, F. (2003). Meiofauna and macrofauna communities in a mangrove from the Island of Santa Catarina, South Brazil. Hydrobiologia, 505(1–3), 159–170. https://doi.org/10.1023/B:HYDR.0000007304.22992.b2
New, T. R., & New, T. R. (1995). Introduction to invertebrate conservation biology. Oxford University Press Oxford. https://library.wur.nl/WebQuery/titel/918697
Ngo, X. Q., Chau, N. N., Smol, N., Prozorova, L., & Vanreusel, A. (2016). Intertidal nematode communities in the Mekong estuaries of Vietnam and their potential for biomonitoring. Environmental Monitoring and Assessment, 188(2), 91. https://doi.org/10.1007/s10661-016-5091-z
Ngo, X. Q., Vanreusel, A., Thanh, N. V., & Smol, N. (2007). Biodiversity of meiofauna in the intertidal khe nhan mudflat, can gio mangrove forest, vietnam with special emphasis on free living nematodes. Ocean Science Journal, 42(3), 135–152. https://doi.org/10.1007/BF03020918
Nickle, W. R. (2020). Manual of Agricultural Nematology. CRC Press.
Ólafsson, E. (1995). Meiobenthos in mangrove areas in eastern Africa with emphasis on assemblage structure of free-living marine nematodes. Hydrobiologia, 312(1), 47–57. https://doi.org/10.1007/BF00018886
Pinto, T. K., Austen, M. C. V., Warwick, R. M., Somerfield, P. J., Esteves, A. M., Castro, F. J. V., Fonseca‐Genevois, V. G., & Santos, P. J. P. (2013). Nematode diversity in different microhabitats in a mangrove region. Marine Ecology, 34(3), 257–268. https://doi.org/10.1111/maec.12011
Platt, H. M., & Warwick, R. M. (1988). Freeliving Marine Nematodes: 2. British Chromadorids. Pictorial Key to World Genera and Notes for the Identification of British Species. BRILL.
Platt, H. M., Shaw, K. M., & Lambshead, P. J. D. (1984). Nematode species abundance patterns and their use in the detection of environmental perturbations. Hydrobiologia, 118(1), 59–66. https://doi.org/10.1007/BF00031788
Platt, H. M., Warwick, R. M., & Furstenberg, J. P. (1983). Free-living Marine Nematodes. Part 1 British Enoplids. South African Journal of Zoology, 20(3), 177–177. https://doi.org/10.1080/02541858.1985.11447932
Semprucci, F., and M. Balsamo. (2012). Free-living marine nematodes as bioindicators: Past, present and future perspectives. Environmental Research Journal, 6(1), 17–35.
Soetaert, K., Franco, M., Lampadariou, N., Muthumbi, A., Steyaert, M., Vandepitte, L., vanden Berghe, E., & Vanaverbeke, J. (2009). Factors affecting nematode biomass, length and width from the shelf to the deep sea. Marine Ecology Progress Series, 392, 123–132.
Vincx, M. (1996). Meiofauna in Marine and 15 Freshwater Sediments. https://www.vliz.be/imisdocs/publications/260668.pdf
Warwick, R. M., Platt, H. M., & Somerfield, P. J. (1998). Freeliving marine nematodes: Part III. Monhysterida. Synopses of the British Fauna No. 53—Murdoch University.
Wieser, W. (1953). Die Beziehung zwischen Mundhöhlengestalt, Ernährungsweise und Vorkommen bei freilebenden marinen Nematoden: Eine ökologisch-morphologische Studie. Universitätsbibliothek Johann Christian Senckenberg.
Zullini, A. (2010). Identification manual for freshwater nematode genera. Lecture Book for MSc. Nematology Ghent University: Ghent, Belgium.