ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾU XẠ TIA X LÊN CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA VẬT LIỆU POLYVINYL CHLORIDE

Hoàng Văn Ngọc 1, , Nguyễn An Sơn , Lê Viết Huy , Nguyễn Thị Minh Sang , Lê Thị Thanh Trân , Đỗ Thị Lệ , Nguyễn Thị Phúc
1 Khoa Vật lý và Kỹ thuật hạt nhân 01 Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng máy phát tia X MBR-1618R-BE (Hitachi) phát tia X năng lượng thấp với liều chiếu 0.5 kGy, 1.0 kGy, 5 kGy và 10 kGy tương ứng thời gian chiếu 7.83 phút, 15.75 phút, 78.73 phút và 157.46 phút để khảo sát ảnh hưởng của liều chiếu xạ tia X lên tính chất hóa lí trên vật liệu PVC. Các mẫu trước và sau chiếu xạ được hóa lỏng bằng phá mẫu vi sóng Mars 6 và chụp ảnh nhiễu xạ tia X (XRD) để xác định đặc điểm hình thái cấu trúc của mẫu PVC. Kết quả chụp XRD cho thấy sự thay đổi của cấu trúc polymer PVC phụ thuộc mạnh vào liều chiếu xạ. Tại các đỉnh cực đại nhiễu xạ của các góc 17.670 và 26.170, số đếm tại vùng đỉnh suy giảm mạnh ở liều chiếu thấp tại 0.5 kGy và 1 kGy. Trong vùng này, sự thay đổi cấu trúc theo liều chiếu có dạng hàm tuyến tính bậc nhất. Trong vùng liều chiếu lớn hơn (từ 1 kGy đến 10 kGy), ảnh hưởng lên sự thay đổi cấu trúc PVC giảm dần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng bức xạ trong phá hủy PVC có thể được ứng dụng để giảm thời gian phân huỷ và ứng dụng trong xử lí rác thải ra môi trường.

 

Chi tiết bài viết

Author Biography

Hoàng Văn Ngọc, Khoa Vật lý và Kỹ thuật hạt nhân 01 Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng

Trưởng khoa

Tài liệu tham khảo

Altenhofen da Silva, M., Adeodato Vieira, M. G., Gomes Maçumoto, A. C., & Beppu, M. M. (2011). Polyvinylchloride (PVC) and natural rubber films plasticized with a natural polymeric plasticizer obtained through polyesterification of rice fatty acid. Polymer Testing, 30(5), 478-484. https://doi.org/10.1016/j.polymertesting.2011.03.008
Baumann, E., Ann (1872). Ueber einige Vinylverbindungen. In: Ann. Chem. Pharm. 163(3),
308-322
Brown, K. A., Holland, Boyd, M. R., Thresh, S., Jones, H., & Ogilvie, S. M. (2000). Economic Evaluation of PVC Waste Management. AEA Technology
Brunner, A. J. (1972). X-ray diffraction pattern of poly(vinyl chloride). Journal of Polymer Science Part B: Polymer Letters, 10(5), 379-383. https://doi.org/10.1002/pol.1972.110100509
Dang, W., Liu, J., Huang, X., Liang, J., Wang, C., Miao, P., An, Y., & Wang, X. (2018). Effects of γ-ray irradiation on the radial structure heterogeneity in Polyacrylonitrile fibers during thermal stabilization. Polymers, 10(9), 943. https://doi.org/10.3390/polym10090943
Manual for user “Operation manual X-rays irradiation system MBR-1618R-BE”
Polvi, J., & Nordlund, K. (2013). Irradiation effects in high-density polyethylene. Nuclear Instruments and Methods in Physics Research Section B: Beam Interactions with Materials and Atoms, 312, 54-59. https://doi.org/10.1016/j.nimb.2013.07.002
Waly, S., Shehata, M., & Mahmoud, H. (2018). Effect of gamma irradiation on the physical and chemical properties of copper-poly vinyl Pyrolidone composite films. Arab Journal of Nuclear Sciences and Applications, 51(4), 1-10. https://doi.org/10.21608/ajnsa.2018.13517
Younes, M., Abdel-Rahman H. A., & Hamed, E. (2019). Effect of Gamma-Irradiation on Properties of Polymer/Fibrous/Nanomaterials Particleboard Composites, J.Chem. Soc. Pak. 41(6), 966-974.