MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ TIẾP CẬN GIÁO DỤC STEAM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Nguyễn Đắc Thanh 1,
1 Trường Đại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sinh viên ngành giáo dục mầm non sẽ là những giáo viên mầm non trong tương lai và sự thành công của các phương pháp mới như STEAM phụ thuộc phần lớn vào việc họ tiếp cận, chấp nhận và áp dụng những phương pháp này trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng mức độ tiếp cận giáo dục STEAM của sinh viên ngành giáo dục mầm non và đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ tiếp cận giáo dục STEAM cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Để ứng dụng STEAM vào giáo dục mầm non một cách hiệu quả đòi hỏi giáo viên mầm non là những người trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục mầm non cần có kiến thức, kĩ năng và sự tự tin trong tiếp cận giáo dục STEAM. Những yếu tố này không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của giáo viên, vào quá trình tập huấn, bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho giáo viên mầm non mà còn đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng liên quan đến giáo dục STEAM ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ata Aktürk, A., & Demircan, O. (2017). A review of studies on STEM and STEAM education in early childhood. Journal of Kırşehir Education Faculty, 18(2), 757-776.
Bagiati, A., Yoon, S. Y., Evangelou, D., & Ngambeki, I. (2010). Engineering curricula in early education: Describing the landscape of open resources. Early Childhood Research and Practice, 12(2).
Dinh, L. A., & Dang, U. P. (2022). Current perceptions of STEAM education among students specializing in early childhood education at Hanoi Metropolitan University. Vietnam Journal of Education, 22(8), 25-29.
Fleer, M. (2021). The genesis of design: Learning about design, learning through design to learning design in play. International Journal of Technology and Design Education. https://doi.org/10.1007/s10798-021-09670-w
Halton, N., & Treveton, N. (2017). Bringing STEM to life: Understanding and recognizing science, technology, engineering and maths in play. Teaching Solutions.
Hoang, T. P. (2020). Characteristics of STEAM education for preschool children. HNUE Journal of Science, 65(11A), 108-116.
Hoang, T. H., & Dang, U. P. (2021). The Current Status of STEAM Education Content in the Preschool Education Bachelor’s Training Program. HNUE Journal of Science, 66(4C), 138-147.
Jamil, F. M., Linder, S. M., & Stegelin, D. A. (2018). Early childhood teacher beliefs about STEAM education after a professional development conference. Early Childhood Education Journal, 46(4), 409-417. https://doi.org/10.1007/s10643-017-0875-5
Keys, C. W., & Bryan, L. A. (2001). From beliefs to actions: The beliefs and actions of teachers implementing change. Journal of Science Teacher Education, 13(3), 171-187. https://doi.org/10.1023/A:1016565016116
Knaus, M., & Roberts, P. (2017). STEM in early childhood education. Early Childhood Australia Inc.
Monkeviciene, O., Autukeviciene, B., Kaminskiene, L., & Monkevicius, J. (2020). Impact of innovative STEAM education practices on teacher professional development and 3-6-year-old children’s competence development. Journal of Social Studies Education Research, 11(4), 1-27.
Nguyen, T. H. L., & Dao, T. H. (2022). Applying the STEAM model in organizing educational activities for preschool children. Vietnam Journal of Education, 22(13), 1-6.
Nguyen, T. L. (2017). Utilizing project-based learning in the course "Environmental Protection Education for Preschool Children" to foster competencies among Early Childhood Education students. Vietnam Journal of Education, 92-96.
Pham, T. T. T. (2020). STEAM method in organizing artistic activities for preschool children. Scientific Information and Professional Training, (11).
Sneideman, J. M. (2013). Engaging children in STEM education early! Feature Story. http://naturalstart.org/feature-stories/engaging-childrenstem-education-early
Tran, V. N., Nguyen, T. V., & Nguyen, T. B. T. (2020). Enhancing the ability of early childhood educators to organize STEAM educational activities. HNUE Journal of Science, 65(11A), 117-124.
Trinh, T. H. (2018). Enhancing the efficacy of situational teaching methods in Psychology-Education courses at Thua Thien Hue College of Education. Vietnam Journal of Education, 449(1), 32-35.
Vu, T. L. H. (2020). The current state of implementation of STEM/STEAM methodologies in preschool education in Ho Chi Minh City. Master’s Thesis in Educational Science, Major: Education (Early Childhood Education).
Papadakis, S., Kalogiannakis, M., & Zaranis, N. (2021). Teaching mathematics with mobile devices and the Realistic Mathematical Education (RME) approach in kindergarten. Advances in Mobile Learning Educational Research, 1(1), 5-18. https://doi.org/10.25082/AMLER.2021.01.002